Bạn đã từng nghe đến món lạp xưởng bò người Chăm hay còn gọi là Tung lò mò ở An Giang chưa? Đây thật ra là cách gọi được phiên dịch ra tiếng Kinh từ tên gốc là “tung lamaow”. Do truyền thống của người Chăm là kiêng thịt heo nên họ đã sử dụng thịt bò làm nguyên liệu để chế biến món ăn cổ truyền dùng trong các dịp lễ quan trọng, đặc biệt là Tết Roya Haji của người theo đạo Hồi Islam. Cụ thể như thế nào thì mời các bạn cùng tìm hiểu với mình qua bài viết dưới đây nhé !
Giới thiệu món lạp xưởng bò người Chăm
Trong tiếng của người Chăm, “Tung lamaow” nghĩa là ruột bỏ, theo tiếng Việt được hiểu là lạp xưởng bò. Rồi theo thói quen, không biết từ khi nào mọi người gọi nó với cái tên khá lạ tai là “Tung lò mò”.
Đây là món ăn truyền thống của đồng bào Chăm. Vào dịp Tết Roya Haji, người dân sẽ mổ thịt và chia cho người trong đạo Hồi Islam. Họ sẽ dùng thịt bò để làm món Tung lò mò để ăn dần trong suốt cả năm.
Không chỉ có cái tên độc đáo mà cách làm món này cũng khác biệt nhiều so với các loại lạp xưởng thường thấy. Chúng được chế biến từ thịt bò vụn, cơm nguội, ướp cùng gia vị và nhồi trong ruột bò, đem phơi khô. Nó có vị chua, cay đặc trưng, tuy lạ miệng nhưng lại vô cùng hấp dẫn, thơm ngon.
Ngày nay, không chỉ người chăm tại An Giang mà cả người Kinh cùng nhiều dân tộc khác cũng đều yêu thích món Tung lò mò. Bên cạnh đó, họ cũng thay đổi một số công thức để hợp với khẩu vị hơn.
Một số điểm đặc biệt khi làm lạp xưởng bò người Chăm
Món Tung tò mò của người Chăm rất đặc biệt. Chính điều này đã tạo nên sức hấp dẫn và giúp món ăn này được nhiều người yêu thích.
Nguyên liệu làm lạp xưởng Tung lò mò
Điểm khác biệt của món này đến từ chính nguyên liệu dùng để chế biến:
- Lạp xưởng bò của người Chăm được làm từ phần thịt “tận thu” sau khi đã lóc thịt. Đây là những gì còn sót, dính lại trên xương, trong mỡ mỡ hay ruột của con bò.
- Thịt được khử mùi bằng rượu và loại bỏ hết gân, rồi xắt nhuyễn. Tỉ lệ giữa thịt và mỡ là 2:1. Mỡ để làm lạp xưởng phải có độ mỏng và không nặng mùi, do đó, người dân thường sử dụng mỡ sa hoặc mỡ chày.
- Tùy vào sở thích của mỗi người, có 2 loại lạp xưởng bò là chua và không chua. Loại truyền thống tạo vị chua bằng cách sử dụng cơm nguội.
Quá trình chế biến lạp xưởng của người Chăm
Về cơ bản, cách chế biến lạp xưởng theo phong cách người Chăm ở An Giang không có gì khác biệt so với những vùng miền khác:
- Thịt bò được tẩm ướp cùng tiêu sọ, đường, bột ngọt, hoa hồi và các gia vị bí truyền của người dân tộc.
- Ruột lộn trái, cao và chà sạch bằng muối, chanh cho sạch, hết mùi hôi rồi đem phơi se.
- Khúc lạp xưởng thường có độ dài khoảng 3 đốt tay, cỡ ngón chân cái.
- Phơi khô 3 nắng, để càng lâu thì hương vị càng ngon và hấp dẫn.
Cách thưởng thức lạp xưởng đúng điệu
Lạp xưởng bò ngon nhất khi nướng trên bếp than hồng và ăn khi còn đang nóng hổi. Mùi hương của thịt kết hợp cùng mỡ chảy trên bếp lửa tạo nên tiếng nổ “tí tách” nghe rất vui tai.
Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được độ ngọt, ngậy đặc trưng của thịt bò cùng vị béo bùi nơi đầu lưới. Kết hợp với đó là chút chua nhẹ của cơm nguội lên men, độ cay nồng nơi sống mũi của tiêu và ớt. Nếu có thêm chút rau quế, chuối sống, dưa chua, tương ớt thì đúng chuẩn bài!
Lạp xưởng bò người chăm mà món ăn cổ truyền vào dịp Tết Roya Haji. Lúc đầu, bạn sẽ không quen nhưng càng ăn lại càng nghiện. Để có thể thỏa sức thưởng thức món Tung tò mò nổi tiếng tại An Giang này, bạn không cần phải đi đâu xa. Ngoài ra, nếu bạn muốn tự tay làm món lạp xưởng bò ngay tại nhà thì có thể tham khảo bài viết “Cách làm lạp xưởng bò chỉ với 5 bước đơn giản” mà chúng tôi đã chia sẻ. Chúc các bạn thành công.