Vỏ bánh há cảo cực kỳ quan trọng quyết định đến cả độ ngon và tính thẩm mỹ (độ dày mỏng, hình dạng) của món bánh khi hoàn thiện. Cách làm vỏ há cảo khá đơn giản đơn giản, hình thức tương tự như bánh gối nhưng mỏng và nhỏ hơn. Dưới đây mình bật mí cách làm vỏ há cảo siêu đơn giản, giúp bạn có thể tự tay làm vỏ há cảo ngon mềm, bảo quản được lâu.
Há cảo là món bánh truyền thống của người Trung Quốc, nó tượng trưng cho sự may mắn và đoàn kết của gia đình trong dịp tết cổ truyền. Sự giao thoa văn hóa mạnh mẽ giữa 2 nước đã mang món này đến với ẩm thực của Việt Nam, làm cho thực đơn thêm phong phú và hấp dẫn, được nhiều người ưa chuộng.
Nguyên liệu làm vỏ bánh:
- Bột mì: 570gr
- Muối ăn: 2 thìa cafe
- Nước sôi: 240ml
- Nước đun sôi để nguội: 2/3 chén
- Bột bắp: 200gr
Lưu ý khi chọn nguyên liệu:
Bột mì có khoảng trên dưới 10 loại bột khác nhau. Vậy há cảo làm bằng bột gì? Hiện nay, hầu hết trong các nhà hàng, quán ăn đều sử dụng bột mì đa dụng – là loại bột mì số 8 (All Purpose Flour/Plain Flour) để làm vỏ há cảo. Bột mì số 8 có thành phần protein từ 10 – 12%. Khi gặp nước, protein sẽ chuyển hóa thành gluten giúp tạo kết cấu và độ liên kết chắc chắn của bột, thường được dùng làm nhiều loại bánh khác nhau, trong đó có vỏ há cảo.
Định lượng nguyên liệu ở trên có thể dùng để làm được khoảng 8 phần ăn. Tùy thuộc trong các quán ăn, nhà hàng hay tại gia đình thì người làm bánh sẽ cân đối, điều chỉnh tỉ lệ phù hợp, đặc biệt cần chú ý đến lượng nước để vỏ bánh không bị quá khô hoặc quá nhão.
Để vỏ bánh há cảo thêm nhiều màu sắc bắt mắt, thú vị và ngon miệng, bạn có thể sử dụng một số nguyên liệu tạo màu tự nhiên cho bột như: lá cẩm, lá dứa, rau cải, củ quả… Các nguyên liệu này đem rửa sạch, ép lấy nước cốt. Để đảm bảo độ mịn, không có lẫn tạp chất thì sau khi xay ép lấy nước cốt, bạn nên dùng rây lọc để lọc lại một lần nữa.
Cách làm vỏ há cảo
Bước 1: Trộn đều bột mì
Hòa tan 240ml nước sôi cùng với 2 thìa cafe muối ăn vào một tô. Dùng một tô lớn khác để cho bột mì đa dụng đã chuẩn bị vào, khoét một lỗ nhỏ ở giữa, đổ từ từ nước đun sôi đã hòa tan với muối vào bột để tránh bột bị nhão quá.
Đầu tiên, dùng một chiếc phới dẹt để đánh đều bột với nước. Sau đó dùng tay nhồi trộn hỗn hợp thật kỹ, tạo thành khối bột mịn, dẻo, không bị dính tay.
Trường hợp nếu sử dụng các loại nước ép rau củ, bạn trộn đều nước ép đó với muối ăn và giảm lượng nước đun sôi đi. Cũng tiến hành cho từ từ nước ép vào bột, trộn đều, nhồi kỹ thành một khối bột mịn và dẻo.
Dùng bột bắp làm áo. Rải một lớp bột bắp mỏng lên mặt phẳng, đặt khối bột đã chuẩn bị lên trên đó, nhồi lại thật kỹ khoảng 10 phút thì đem chia thành 2 – 3 phần bằng nhau, cho vào tô lớn, dùng màng bọc thực phẩm để bọc lại. Ủ khối bột trong 1 – 2 tiếng ở nhiệt độ thường để cho bột nghỉ và nở đề ra mà không bị khô.
Bước 2: Làm vỏ bánh há cảo
Lấy các khối bột đã chuẩn bị ra, rải một lớp bột bắp lên mặt phẳng đặt bột, nhồi riêng từng khối lại một lần nữa.
Nếu trường hợp bạn làm há cảo ăn tại gia đình với số lượng ít thì lăn bột thành hình trụ tròn, đường kính khoảng 5cm, chia làm từng phần bằng nhau. Tiếp tục dùng cây cán bột bằng gỗ để cán dẹp mỏng, dùng dao cắt các góc cạnh thành hình tròn hoặc hình vuông tùy ý.
Tại các cơ sở sản xuất, khách sạn, nhà hàng, quán ăn chuyên sản xuất há cảo với số lượng lớn để làm điểm tâm, món tráng miệng phục vụ khách hàng thì đương nhiên không thể dùng tay để cán và chia được vì như vậy vỏ há cảo sẽ không đều, đẹp, bắt mắt và thu hút hơn nữa làm vỏ bánh há cảo theo cách thủ công cũng không thể đáp ứng số lượng sử dụng trong ngày. Thay vào đó, các đầu bếp nên dùng một chiếc máy làm vỏ há cảo chuyên dụng như máy làm vỏ há cảo 3A250W.
Riêng với chiếc máy làm vỏ há cảo 3A250W này, trong một giờ máy có thể làm khoảng 3000 chiếc vỏ bánh dạng tròn. Khối bột sau khi cán mỏng sẽ được đưa vào băng tải con lăn cấp liệu mà không phải chia nhỏ. Ở bên trên phía băng tải ra vỏ bánh còn có một khay nhỏ để tự động rắc đều bột giúp những chiếc vỏ bánh này không bị dính vào nhau, thời gian bảo quản lâu hơn.
Trường hợp muốn tạo màu vỏ há cảo độc đáo (thường là hai màu), bạn chia số lượng bột đã ủ làm 2 phần: 1 phần đem lăn thành hình trụ dài đường kính khoảng 3 – 4cm, phần còn lại trộn với nước tạo màu từ rau củ quả rồi đem cán mỏng.
Đặt khối bột trắng hình trụ vào giữa bột màu, cuộn tròn lại, tiếp tục cho bột vào âu, bọc kín bằng màng bọc thực phẩm khoảng 5 – 10 phút. Sau đó đem cán dẹt và cho vào máy làm vỏ bánh như bình thường. Những chiếc vỏ bánh cỏ được sẽ có màu sắc vô cùng độc đáo, bắt mắt.
Cách bảo quản vỏ há cảo được lâu mà không bị hỏng
Bảo quản vỏ há cảo là bước rất quan trọng, đặc biệt là ở các cơ sở sản xuất. Trường hợp nếu như không sử dụng hết, bạn dùng khay lớn, bên trong có đặt một lớp giấy thường được dùng để đặt trong vỉ hấp há cảo hoặc màng bọc thực phẩm, giấy bạc. Xếp lần lượt vỏ bánh lên trên lớp giấy đó và cho vào ngăn lạnh. Sau khi vỏ há cảo đã đông lại, cho hết vào túi zipper, đóng túi lại, hạn chế tối đa không khí ở bên trong, rồi đóng túi.
Với cách bảo quản này thì vỏ bánh sẽ để được khá lâu. Khi nào ăn đến, bạn chỉ việc cho ra, đem rã đông và làm nhân bánh như bình thường.
Nhiệt độ thích hợp để bảo quản vỏ há cảo là – 18 độ C. Nếu bảo quản được đúng mức nhiệt này thì vỏ bánh có thể dùng được trong 1 năm rưỡi. Còn với tủ lạnh mà không có hiển thị nhiệt độ thì tốt nhất nên để khoảng 1 tháng vì để lâu mà không nắm được, không điều chỉnh được mức nhiệt khuyến cáo thì vỏ bánh sẽ bị hỏng, giảm chất lượng.
Há cảo nhân tôm thịt, nhân thập cẩm, nhân trứng hẹ… là món điểm tâm, là bữa sáng no nê và tràn đầy năng lượng. Cách làm vỏ há cảo lại đơn giản, có thể bảo quản trong tủ đá và dùng dần. Bạn hãy thử vào bếp và làm món bánh ngon này chiêu đãi cả nhà nhé.