Lưu ý khi làm bánh bao là gì? Để có được mẻ bánh bao ngon đạt chuẩn bạn cần nắm được nhiều kỹ thuật quan trọng, trong đó công đoạn ủ bánh bao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến độ phồng, độ xốp và mềm mịn của chiếc bánh. Dưới đây là lưu ý khi làm bánh bao và các lỗi thường gặp khi ủ bột bánh bao bạn cần nắm vững.
Ủ bột bánh bao là một trong những công đoạn quan trọng trong việc tạo nên một chiếc bánh bao có độ phồng đủ, độ xốp, mềm mịn chuẩn. Ủ bột bánh bao tưởng chừng là công việc đơn giản, thế nhưng để bột đạt đủ độ nở, xốp và mềm mịn thì bạn phải ủ bột đủ thời gian và đúng kỹ thuật. Ở bài viết này, mình sẽ hướng dẫn bạn cách ủ bột bánh bao, đồng thời chia sẻ một số lưu ý khi làm bánh bao để bạn biết cách tránh hoặc xử lý khi lỡ phạm phải.
Lưu ý khi làm bánh bao khi ủ bột như thế nào?
Ở công đoạn ủ bột bánh bạn cần hết sức tỉ mỉ, bởi chỉ cần thực hiện không đúng kỹ thuật thì bột sẽ không nở đạt. Sau khi nhào bột xong, bạn dùng tay gấp các mép bột lại sao cho khối bột tròn trịa rồi mới cho vào âu, phủ khăn ẩm lên trên và để ở nơi không quá khô hoặc nóng. Sau 1 – 2 tiếng, phần bột này sẽ nở dần lên và đạt kích thước mong muốn thì mới lấy bột ra làm bánh.
Việc phủ khăn ẩm lên trên thau bột sẽ giúp bột tránh tiếp xúc với không khí và làm bột không bị khô, cứng sau khi ủ. Nếu bạn không ủ bột đủ thời gian để bột nở ra thì sau khi làm bánh bao sẽ bị chai bột, nở kém, không đạt độ mềm xốp. Chính vì vậy, bạn không có lí do gì để giảm bớt thời gian ủ bột.
Ủ Bột Bánh Bao Qua Đêm Được Không?
Tùy theo loại bột bạn sử dụng mà việc quyết định ủ bột bánh bao qua đêm được hay không. Nếu bạn sử dụng bột cái để làm bánh bao thì sẽ để bột ủ qua đêm rồi sáng bạn làm bánh. Còn nếu bạn sử dụng men nở thì không cần ủ bột qua đêm mà để bột khoảng 1 – 2 tiếng là bột đã đạt được độ nở chuẩn. Đây cũng là câu trả lời cho thắc mắc ủ bột bánh bao trong bao lâu của nhiều người khi làm bánh bao tại nhà.
Nếu dùng bột cái bạn ủ bột qua đêm, nếu dùng men nở thì ủ trong 1 – 2 tiếng
Tại Sao Ủ Bột Bánh Bao Lại Không Nở?
Bột bánh bao sau khi ủ vẫn không đạt được độ nở như mong muốn có thể là do 2 lí do:
- Bạn quên không cho men nở khi nhào bột.
- Bạn cho định lượng men nở quá ít so với lượng bột bánh.
Những trường hợp này thường xảy ra khi bạn chưa quen ủ bột bánh hoặc mới làm bánh lần đầu. Sau vài lần thực hiện bạn sẽ có kinh nghiệm và làm bánh tốt hơn. Do vậy, nếu gặp tình trạng bột bánh không nở bạn hãy kiểm tra lại phần men nhé. Ngoài ra, bạn cũng cần chắc chắn chọn loại men tốt, cho men dậy đúng kỹ thuật.
Những Lỗi Thường Gặp Khi Ủ Bột Làm Bánh Bao
- Bột bánh bị chua: Nếu gặp tình trạng bột bánh bị chua tức là bạn đã ủ bột quá lâu so với thời gian chuẩn, hoặc do quá nhiều bột nở hoặc bột khai khiến bột bánh bị đổi mùi vị.
- Bột bánh bị nhão: Là do bạn đã cho quá nhiều nước khi trộn bột làm bánh bao.
- Bột bánh khi làm bị cứng: Là do bột bánh bao không qua thời gian ủ bột hoặc ủ bột chưa đạt.
- Vỏ bánh bao bị đắng: Có thể nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này là do chất lượng bột mì bạn sử dụng.
- Vỏ bánh sau khi làm bị ngả vàng: Là khi hấp bánh trong thời gian lâu liên tục khiến vỏ bánh chuyển màu do trong bột có trứng. Nếu bột không chuyển sang màu vàng mà trắng đục là vỏ bánh có sử dụng thuốc tẩy trắng. Tuy nhiên, mẹo để khi hấp bánh bao vẫn giữ được màu trắng là bạn hãy cho thêm một chút giấm ăn hoặc nước cốt chanh vào nồi nước hấp bánh, bánh sẽ cải thiện được hiện tượng ngả màu.
Tạm kết
Ủ bột bánh bao là công đoạn quan trọng và là mắt xích để bạn làm thành công những mẻ bánh bao thật thơm ngon, hấp dẫn. Chỉ cần bạn chú ý một chút trong quá trình ủ bột là sẽ thành công, hi vọng với chia sẻ kiến thức bổ ích này bạn sẽ biết lưu ý khi làm bánh bao và dễ dàng làm được mẻ bánh ngon ngay từ những lần đầu tiên thực hiện.
Sau khi hoàn thành bước ủ bột bánh bao, bạn có thể tìm hiểu thêm về cách làm bánh bao nhân thịt, cách làm bánh bao kim sa, cách làm bánh bao khoai môn,… để thử tài khéo tay nhé. Chỉ cần bạn áp dụng những lưu ý khi làm bánh bao này là được.